KIẾN THỨC Y KHOA

Giảm ăn mặn: Chăm sóc trái tim từ thay đổi nhỏ!
[ Cập nhật vào ngày (15/10/2020) ]
giam_an_man_cham_soc_trai_tim
giam_an_man_cham_soc_trai_tim

Muối là một khoáng chất rất cần thiết đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, thói quen ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác.


Muối là một khoáng chất rất cần thiết đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, thói quen ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác.

Lượng muối có trong các khẩu phần ăn hàng ngày được cung cấp từ hai nguồn chính là từ tự nhiên có trong thực phẩm và từ việc bổ sung thêm muối cùng các gia vị mặn khi chế biến, chấm thức ăn. Việc ăn giảm muối sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh hơn. Ba điều nên nhớ:

1. GIẢM MỘT NỬA lượng muối, hạt nêm, gia vị mặn và nước mắm khi nấu ăn.

2. Chấm NHẸ TAY.

3. GIẢM thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối trong khẩu phần ăn.

Việc giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Việt là khó nhưng vẫn có thể thực hiện được. Mỗi người hãy bắt đầu thay đổi lượng muối nạp vào cơ thể từ những việc đơn giản nhất trong mỗi bữa ăn của chính mình, của gia đình và tạo sự lan tỏa ra cộng đồng để giữ được huyết áp ổn định và một trái tim khỏe mạnh.

Mời quý độc giả tìm hiểu rõ hơn qua video sau với sự tư vấn của ThS. BS. Ngô Võ Ngọc Hương – khoa Tim mạch Tổng quát Bệnh viện Nhân dân 115.

 

 

 

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM




ST Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM




Tìm kiếm

tin tức & sự kiện


Đơn vị trực thuộc

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

Thư viện ảnh