tin tức - sự kiện

HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2021
[ Cập nhật vào ngày (20/05/2021) ]


HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2021

        Hiện nay, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, tạo được sự chuyển biến rõ rệt, tích cực. Tuy nhiên, nguy cơ không bảo đảm ATTP vẫn còn xảy ra ở một số địa phương.

 

Đoàn kiểm tra liên ngành về VSATTP tỉnh Hậu Giang kiểm tra tại trường mầm non Hoa Mai thị xã Long Mỹ

          Để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình bình thường mới. Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm chọn chủ đề Tháng hành động vì ATTP năm 2021 là: “Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới”.

       Thực hiện Tháng hành động vì ATTP, Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai các nội dung về thanh tra, kiểm tra, tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe đảm bảo VSATTP với mục tiêu: Tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm tại các huyện, thành phố, đặc biệt các huyện có đường biên giới, cửa khẩu, lối mở. Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm; tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP, quảng cáo thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

       Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, các cấp các ngành cần:

     1. Triển khai tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm. Huy động các cơ quan truyền thông ở địa phương tham gia chiến dịch truyền thông về bảo đảm ATTP, biểu dương, quảng bá các sản phẩm, các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, phù hợp quy định của pháp luật trên địa bàn.

      2. Huy động hệ thống loa truyền thanh thị trấn/phường/xã tham gia tuyên truyền chính sách, pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm đồng thời cảnh báo đến người tiêu dùng những tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm vi phạm các quy định của pháp luật.

      3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương...

      4. Công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về ATTP nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm trái pháp luật.

      5. Bên cạnh đó, người dân cần nâng cao nhận thức trong phòng chống NĐTP; không sử dụng bột ngô mốc, các loại nấm và rau rừng không rõ nguồn gốc làm thức ăn; không sử dụng thực phẩm không có kiểm định của các đơn vị chức năng, thực phẩm hết hạn sử dụng; thực hiện ăn chín uống chín; lựa chọn các thực phẩm an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.




Võ Thị Cẳm Hằng




Tìm kiếm

tin tức & sự kiện


Đơn vị trực thuộc

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

Thư viện ảnh